Website Làm Việc Online Kiếm Tiền Trực Tuyến Trên Mạng
Site menu
NHÂN VIÊN CHÍNH
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tổng đài hỗ trợ chung:

ADMIN Thông báo:

Tập trung làm DựÁn 10a và D.án14 vì hệ số lương cao.

Mạng nhanh từ 0h >6h sáng

Hiện tại kết hợp dự án 10a làm 2 tk trên 2 trình duyệt cùng lúc và D.án14
THÔNG BÁO
Tuyet Chieu [16]
Mẹo vặt
Kết Quả [4]
kết quả
DanhMayThue [7]
Đánh Máy Thuê
TẢI PHẦN MỀM
Main » 2013 » August » 25 » KỸ NĂNG MỜI NGƯỜI QUA ĐIỆN THOẠI VÀ MỜI GẶP TRỰC TIẾP
10:01 AM
KỸ NĂNG MỜI NGƯỜI QUA ĐIỆN THOẠI VÀ MỜI GẶP TRỰC TIẾP

KỸ NĂNG MỜI NGƯỜI QUA ĐIỆN THOẠI VÀ MỜI GẶP TRỰC TIẾP

Hiện nay có một công việc kinh doanh mới em đã tìm hiểu rất kỹ và đang hợp tác cùng, thấy tiến triển tốt lắm. Vừa rồi hỏi thăm thấy anh cũng có nhu cần tìm một công việc tạo thêm thu nhập vì vậy em muốn giới thiệu với anh về chương trình kinh doanh của bên em. Em nghĩ là rất phù hợp với anh.

 

-------------------

MỜI QUA ĐIỆN THOẠI

Ưu điểm của mời qua điện thoại:

- Xin hẹn hiệu quả.

- Trao đổi thông tin ngắn.

- Hạn chế những cuộc gắp không cần thiết.

- Tiết kiệm thời gian và công sức.

 

 

Trình tự cuộc gọi:

Chuẩn bị: Phải có giấy, bút và trước ghi dàn ý nội dung sẽ nói.

  • Trường hợp khách hàng là người quen.

1. Chào khách hàng bằng tên, xưng tên mình và xin phép nói chuyện.

2. Thăm hỏi khách hàng một cách thân tình về gia đình, con cái, công việc, sức khỏe…..

3. Nêu mục đích cuộc gọi.

4. Xin hẹn (Địa điểm, thời gian…)

5. Xác nhận lại cuộc hẹn.

6. Cảm ơn khách hàng.

Ví dụ cụ thể.

(Alô, xin hỏi có phải anh Hải đấy không ạ.)

1. Chào anh Hải, em là Hoàng đây. Xin phép em nói chuyện với anh Hải 1 phút được không ạ?

- Được.

2. Vâng, anh khỏe không? Dạo này công việc anh thế nào? Anh được mấy cháu rồi, anh vẫn ở chỗ cũ chứ…

3. Hiện nay có một công việc kinh doanh mới em đã tìm hiểu rất kỹ và đang hợp tác cùng, thấy tiến triển tốt lắm. Vừa rồi hỏi thăm thấy anh cũng có nhu cần tìm một công việc tạo thêm thu nhập vì vậy em muốn giới thiệu với anh về chương trình kinh doanh của bên em. Em nghĩ là rất phù hợp với anh.

- Kinh doanh cụ thể là gì?

4. Nói chuyện trên điện thoại sẽ không hết ý được, vì vậy em muốn gặp anh trao đổi cụ thể. Vậy hôm nào gặp thì tiện cho anh.

- Thứ ba tuần sau.

- Thứ ba tuần sau 9h hay 10h sáng thì anh thu xếp được.

- 10h.

5. Vậy thống nhất 10h sáng thứ ba tuần sau tại địa chỉ số….nhé.

- OK

6. Cảm ơn anh Hải nhé. Hẹn gặp lại anh.

(Chờ khách hàng cúp máy rồi mình mới cúp)

  • Trường hợp khách hàng là người lạ.

1. Chào khách hàng bằng tên, xưng tên mình và xin phép nói chuyện.

2. Nêu mục đích cuộc gọi.

3. Xin hẹn (Địa điểm, thời gian…)

4. Xác nhận lại cuộc hẹn.

5. Cảm ơn khách hàng.

Ví dụ cụ thể.

(Alô, xin hỏi có phải anh Lâm đấy không ạ.)

1. Vâng chào anh Hải, em là Hoàng, có nghe anh Minh ngoài Hà Nội là bạn của anh giới thiệu về anh. Xin phép em nói chuyện với anh Hải 1 phút được không ạ?

- Được.

2. Vâng, hiện em đang hợp tác kinh doanh với một công ty của Mỹ rất nổi tiếng. Qua anh Minh giới thiệu, em cũng hiểu sơ lược về anh và biết được anh cũng đang có nhu cần tìm một công việc tạo thêm thu nhập. Em nghĩ là công việc này rất phù hợp với khả năng của anh, vì vậy em muốn giới thiệu với anh về chương trình kinh doanh của bên em.

- Kinh doanh cụ thể là gì?

3. Nói chuyện trên điện thoại sẽ không hết ý được, hơn nữa em cũng muốn gặp để làm quen với anh và trao đổi cụ thể. Vậy hôm nào gặp thì tiện cho anh.

- Thứ ba tuần sau.

- Thứ ba tuần sau 9h hay 10h sáng thì anh thu xếp được.

- 10h.

4. Vậy thống nhất 10h sáng thứ ba tuần sau tại địa chỉ số….nhé.

- OK

5. Cảm ơn anh Hùng nhé. Hẹn gặp lại anh.

(Chờ khách hàng cúp máy rồi mình mới cúp)

Lưu ý:

+ Trước khi mời luôn phải có động tác thăm dò xem người ta có nhu cầu gì bằng các câu chuyện xã giao. Một khi đã ngỏ lời mời rồi không nên nói chuyện quá 3 phút. Phải nhanh chóng ngắt câu chuyện (dù không có việc gì gấp) để từ chối trả lời những thắc mắc của người được mời. Phải làm cho người được mời cảm thấy tò mò và mong muốn đến nơi hẹn gặp

+ Khi gọi điện thoại không nên đặt câu: Có được không, có rảnh không? Vì tâm lý chung ai cũng đều muốn trả lời là không?

Ví dụ: - Không nên nói: Tối nay 7h gặp anh Lâm có được không?

- Nên nói: Tối nay 7h hay 8h thì thuận tiện cho anh?

GẶP MỜI TRỰC TIẾP VÀ MỜI GIÁN TIẾP

* Mời trực tiếp: đối tượng mời là những người đã quen biết, qua tìm hiểu Bạn biết người được mời thực sự có nhu cầu về sản phẩm hoặc nhu cầu tìm kiếm một công việc làm tăng thêm thu nhập. Bạn hãy mời trực tiếp họ.

Cách mời: Có một cơ hội kinh doanh rất hay, sản phẩm thông dụng cho tất cả mọi người và nhiều người tham gia đã đạt thu nhập rất tốt. Anh chị đã tìm hiểu chưa?

Thế họ kinh doanh về cái gì vậy?

Vâng anh chị bớt chút thời gian cùng em lên công ty để tìm hiểu sẽ rõ. Em tuy mới tham gia thấy rất hay nhưng chưa giải thích kỹ được. Trên đó có các chuyên gia và có nhiều người kinh nghiệm sẽ giới thiệu giúp em để anh chị hiểu. Vậy 2giờ chiều mai anh chị thu xếp đi cùng em nhé.

Mời gián tiếp: Đối tượng được mời thường là người lạ Bạn mới quen khi Bạn chưa biết rõ người ta có nhu cầu gì. Ở đây bạn muốn mời người ta nhưng lại gián tiếp mời người thứ 3.

Cách mời: Có một cơ hội kinh doanh rất hay , sản phẩm kinh doanh là sản phẩm cực kì thông dụng cho mọi người, họ đang muốn tìm kiếm những người có ý chí, ham thích kinh doanh để đào tạo, Anh chị có quen ai không giới thiệu giúp tôi.

+ Mời gián tiếp cho một tỷ lệ thành công rất cao vì Bạn không trực tiếp mời người ta mà chỉ nhờ giới thiệu giúp, Do đó tránh cho họ cảm giác sợ bị lừa gây cho họ cảm giác tò mò cũng muốn tìm hiểu.

+ Nên mời 80% bằng điện thoại, 20% gặp trực tiếp. Tuyệt đối không được giải thích công việc cụ thể trên điện thoại.

+ Phải nói sao cho lời mời thật quan trọng đối với người được mời, người được mời chỉ đến nghe khi họ thấy công việc rất quan trọng, có lợi cho họ

Một số lưu ý:

Khi gọi điện thoại, hãy luôn biết rõ mình muốn nói gì. Có thể gạch đầu dòng trước những điều định nói và cần nói. Như thế bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cho bạn và cho cả người nghe.
Điều chỉnh cách nói chuyện cho thích hợp với từng đối tượng. Những người bận rộn thường thích cách tiếp cận trực tiếp, nói ngắn gọn và hạn chế nói chuyện phiếm. Những người dễ hoà đồng thì thích nói chuyện thân mật hơn.
Hạn chế nói chuyện riêng. Nói chuyện phiếm thì vui đấy nhưng nó làm mất thời gian và gây khó chịu cho người bên kia đầu dây khi họ đang bận rộn. Bạn có thể nói chuyện qua loa về thời tiết, thời sự nhưng đừng lôi chuyện gia đình ra làm đề tài.
Hãy trả lời thẳng câu hỏi của đối tác. Tránh ậm ừ dễ tạo sự không chuyên nghiệp. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy nói bạn sẽ gọi cho họ sau khi đã có đáp án chính xác. Nếu bạn đưa ra một phán đoán sai lầm cho người tin tưởng bạn, họ sẽ không bao giờ tin bạn nữa.
Cuối buổi nói chuyện, hãy xác nhận lại những điều đã trao đổi. Như thế cả hai có thể xem mình đã thống nhất với nhau được điều gì để có thể đưa ra cách giải quyết thích hợp.

Khi gọi điện thoại, hãy luôn nhớ những điều sau:
- Là người chủ động gọi, nếu thực sự bạn cần họ.
- Đừng gọi quá sớm hay quá trễ.
- Những cuộc gọi không quan trọng có thể để cho trợ lý hoặc thư ký lo. Những vấn đề quan trọng nên được chính bạn nói.
- Đừng gửi lời nhắn vào hộp thư thoại trả lời sẵn. Nếu họ đi vắng có thể gọi di động hoặc gọi lại sau.
- Đừng thúc giục người đối diện nhanh chóng đưa ra câu trả lời, đừng khiến họ ám ảnh với các cuộc gọi của bạn. Điện thoại rất tiện lợi nhưng nếu bạn lạm dụng nó, đối tác và khách hàng có thể cảm thấy đang bị đeo bám.
Khi nhận điện thoại, cần lưu ý những điểm sau:
- Đừng đợi chuông reo quá 3 lần rồi mới nhấc máy. Nếu tình thế bắt buộc không thể nhấc ngay, hãy xin lỗi họ và nói lý do.
- Mọi người đều nên có trách nhiệm trả lời điện thoại. Nếu người chịu trách nhiệm trực điện thoại đi vắng, bạn hãy chủ động ra nghe và chuyển điện thoại nếu cần.
- Đừng trả lời điện thoại khi đang ăn. Người bên kia có thể nghe rõ tiếng nhai của bạn.
- Đừng nói quá to hoặc quá nhỏ.

ĐỌC THÊM:
5 'quy tắc vàng' khi nói chuyện qua điện thoại
Ngày nay, việc liên lạc qua điện thoại rất phổ biến. Và... nói chuyện qua điện thoại cũng cần một nghệ thuật đấy nhé!
Sau đây là 5 "quy tắc vàng" mà teen nên lưu ý để không phải mất điểm trong mắt bạn bè, "người ấy" và đặc biệt là phụ huynh của họ.
1. Chớ hỏi "ai vậy?" nếu bạn là người gọi điện
Sau đây là một tình huống có thật
Reng....
A: Alo...
B: Ai vậy?
A: Ủa ai thế???????????
B: Cho hỏi ai vậy?
A: Trời! Gọi điện cho người ta mà hỏi "ai vậy" là thế nào?
B: [cúp máy cái "rụp"]!
Thật buồn cười khi gọi cho ai đó mà bạn lại hỏi "ai ở đầu dây vậy?". Đây là trường hợp khá phổ biến đối với teen đấy nhé! Bạn không biết đầu dây bên kia là ai thì làm sao họ biết bạn? Nếu bạn muốn biết đó có phải là người bạn cần tìm hay không, thì bạn cứ tự xưng tên của mình và nói: "Có phải X không? Nếu không phải thì cho gặp X đi ạ!" Sẽ không ai phiền hoặc khó chịu đâu bạn.
2. Bạn là người nghe điện thoại. Vì vậy, đừng sợ tốn tiền!
Sau đây là một tình huống có thật
Reng...
X: Alo...
Y: X hả, Y đây!
X: Uhm
Sau một hồi nói chuyện...
X: Er, thôi nha Y [cúp máy]
Y: ??????
Bạn là người nghe điện thoại, thế tại sao bạn lại chủ động cúp máy trước? Lỡ người gọi còn rất nhiều chuyện cần trao đổi với bạn thì sao? Họ chủ động gọi, thế nên họ sẽ phải chủ động cúp máy. Đó là quy tắc. Nếu bạn thấy họ toàn nói những chuyện không đâu vào đâu, mất thời gian thì bạn chỉ cần nhắc khéo: "gần tới giờ chiếu phim rồi đấy!" hoặc "Ôi, nước dưới nhà bếp mình sôi rồi!", họ sẽ hiểu và tự kết thúc cuộc hội thoại. Bạn không mất một xu nào khi nghe điện thoại, vì vậy hãy cố gắng "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu", bạn nhé!

3. Chờ người gọi cúp máy trước nếu bạn là người nghe
Điều này cũng thể hiện sự tinh tế đấy bạn! Việc cúp máy sau cùng thể hiện bạn là người lịch sự và quan tâm đến người khác. Bạn có cảm giác hụt hẫng khi nghe tiếng cúp máy lạnh lùng và một hồi "bíp" dài không? Người khác cũng như bạn đấy! Vì vậy, nếu bạn là người gọi thì hãy chủ động cúp máy trước, còn nếu bạn là người nghe thì hãy "chịu khó" nhường người gọi cúp máy trước nhé!

4. Không nên để thời gian chết quá nhiều
Trước khi gọi điện thoại cho một ai đó, bạn hãy liệt kê những việc cần trao đổi ra giấy. Điều này thể hiện bạn là một người làm việc có khoa học. Sẽ chẳng đâu vào đâu nếu bạn cứ để thời gian chết quá nhiều làm cả 2 lúng túng. Liệt kê ra giấy cũng là một cách hạn chế tối đa việc thiếu trước quên sau, đồng thời cũng tránh tình trạng cả 2 nói những chuyện trên trời dưới đất để lấp khoảng thời gian trống!

5. Đừng cúp máy (vì sợ) khi gặp phụ huynh
Sau đây là một tình huống có thật
Reng...
Giọng phụ huynh: Alo...
[im lặng]
Giọng phụ huynh: Alo...
[cúp máy]
Ắt hẳn phụ huynh cũng dễ dàng nhận ra đầu dây bên kia là một teen chứ không ai khác. Nếu bạn gặp phụ huynh thì thay vì cúp máy, bạn hãy lễ phép nói: "Thưa bác, A có nhà không ạ?". Dù đang bực bội hay phiền lòng thì không phụ huynh nào lại mắng xối xả vào một teen lễ phép như vậy cả. Hoặc nếu bạn muốn "rút" thì cũng nên "rút" cho lịch sự bằng cách giả vờ gọi lộn số, chẳng hạn như: "Dạ đây có phải là tiệm tạp hóa Z không ạ?". Có như vậy thì phụ huynh mới có những suy nghĩ tốt về bạn chứ!
Đôi khi, chúng ta thường có một vài sơ suất nhỏ khi nói chuyện qua điện thoại, nhưng chịu khó để ý, bạn sẽ thấy những sơ suất ấy sẽ được sửa chữa dễ dàng. Bạn hãy thử áp dụng các quy tắc trên thử xem!
Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
ĐỌC THÊM :
Tự giới thiệu bản thân qua điện thoại
Đứng trước máy điện thoại, bạn cần chú ý nắm chắc những nghệ thuật dưới đây - những nghệ thuật này đều có tác dụng ở các vấn đề và các giai đoạn khác:
Không nên nhút nhát, rụt rè
Nếu như bạn được người khác giới thiệu thì khi bắt đầu nói chuyện với người đối diện, bạn cần phải chuyển lời hỏi thăm của người giới thiệu tới người đối diện. Nếu như không có ai giới thiệu tức là bạn phải tự tiến cử mình thì cần phải giới thiệu về mình trước, sau đó mới nói: "Vô cùng xin lỗi vì tôi đã quấy rầy ông/bà". Giọng nói phải nhẹ nhàng, thoải mái, không nhanh mà cũng không chậm.

Không nên lo lắng
Người đối thoại từ chối bạn hay không được quyết định bởi thái độ và nội dung cuộc nói chuyện của bạn. Hãy nói với tốc độ vừa phải sẽ làm cho người đối diện hiểu rõ hơn lời bạn nói. Điều này có lợi cho việc bạn quan tâm chú ý đặc biệt đến phản ứng của người đối diện.

Không nên vội vàng phản bác

Về mặt nghệ thuật, bạn không nên vội vàng phản bác lại, càng không được cướp lời của người đối diện, kể lể, than thở và trách móc. Trước hết hãy để cho đối phương nói hết, sau đó bạn hãy thể hiện mình tán thành quan điểm của người đối diện và cố gắng bổ sung, phát huy thêm, cuối cùng là lựa lời nói lên quan điểm hoặc là cách giải thích của bản thân.

Trả lời đúng vấn đề
Hơn nữa, ưu thế và sở trường của bạn là một "vũ khí bí mật" chỉ được sử dụng trong giây phút quan trọng nhất. Bây giờ chưa phải lúc thể hiện thì việc gì mình tự lãng phí như vậy! Đồng thời, bạn cần phải khêu gợi tính tò mò, hứng thú của người đối thoại để tiện theo dõi phản ứng của họ.

Theo JobVN, Kỹ năng quản lý
(ST INTERNET)

Category: Tuyet Chieu | Views: 1161 | Added by: song87 | Rating: 0.0/0
Total comments: 1
1 Christine  
0
Never seen a beettr post! ICOCBW

Only registered users can add comments.
[ Sign Up | Login ]
Entries archive
Giờ Làm Việc
Vietnam

Dự Án 14

Dự Án 10
===
Share link
===
Search
cpm
cpmleader ptp24